ĐƠN VỊ NÀO CẦN GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM?
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chìm ở biển các vật, chất nằm trong danh mục vật, chất được nhận chìm theo quy định tại Điều 60, Nghị định 40/2016/NĐ-CP:
- Chất nạo vét.
- Bùn thải.
- Các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản.
- Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển.
- Các chất địa chất trơ và chất vô cơ.
- Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên.
- Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm.
- Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.
Vật, chất nhận chìm ở biển phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Điều 58, Luật TNMT Biển & Hải đảo số 82/2015/QH13:
- Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
- Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế – xã hội;
- Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
THỜI ĐIỂM LẬP HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM
Chủ dự án cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép nhận chìm ở biển cùng thời điểm/sau khi phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án có hạng mục nhận chìm vật chất ở biển.
CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Theo điều 60 của Luật TNMT Biển & Hải đảo, thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
NỘI DUNG BÁO CÁO “DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN”
Quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 54 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016; Mẫu cấu trúc và nội dung của ”Dự án nhận chìm ở biển” được lập theo Mẫu số 03 quy định tại phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP, bao gồm:
- MỞ ĐẦU: Giới thiệu tóm tắt thông tin dự án
- CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA KHU VỰC BIỂN ĐỀ NGHỊ NHẬN CHÌM.
- Vị trí địa lý hành chính, tọa độ, ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị nhận chìm;
- Điều kiện tự nhiên, môi trường, hệ sinh thái và các yếu tố kinh tế, xã hội;
- Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực biển nhận chìm và các khu vực khác có liên quan.
- CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN NHẬN CHÌM.
- Tên, nguồn gốc, hình dáng, kích thước, khối lượng, các đặc tính vật lý, hóa học và thành phần của vật, chất đề nghị được nhận chìm;
- Xác định mức độ phân tán, mô tả hình dáng, sơ đồ bố trí và tính toán, xác định phạm vi ảnh hưởng của vật, chất nhận chìm;
- Đánh giá mức độ phù hợp đối với vật chất nhận chìm, phương thức nhận chìm;
- Khả năng kiểm soát, giảm thiểu vật chất đề nghị nhận chìm ở biển tại nguồn phát sinh;
- Kế hoạch, tiến độ thực hiện hoạt động nhận chìm.
- CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
- Dự báo các tác động, nguy cơ rủi ro và Biện pháp giảm thiểu các tác động do hoạt động nhận chìm gây ra.
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiều các tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố môi trường
- Quản lý và giám sát môi trường: Xây dựng chương trình giám sát môi trường và dự toán kinh phí.
- CHƯƠNG IV: DỰ TOÁN KINH PHÍ NHẬN CHÌM. Dự toán kinh phí cho các hạng mục của dự án và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHU VỰC BIỂN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ NHẬN CHÌM ĐƯỢC LẬP THEO MẪU SỐ 09 QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2016/NĐ-CP
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM
Theo quy định tại thông tư số 105/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 do Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
- Cấp giấy phép : 22.500.000 đồng
- Cấp lại giấy phép : 7.000.000 đồng
- Gia hạn giấy phép : 17.500.000 đồng
- Sửa đổi, bổ sung giấy phép : 12.500.000 đồng
THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN
Theo Khoản 2, Điều 59, Luật TNMT Biển & Hải đảo số 82/2015/QH13, thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét trên cơ sở vật, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìm và khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần nhưng không quá 01 năm.
NĂNG LỰC CỦA VIECA
VIECA là đơn vị có nhiều kinh nghiệm và lợi thế trong các dự án liên quan đến biển như: nhận chìm, xây dựng cảng biển, lấn biển… nhờ có các yếu tố sau:
- Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinacontrol, có uy tín và tính chuyên nghiệp cao.
- Nhiều kinh nghiệm phối hợp và làm việc với các đối tác nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương.
- Đội ngũ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về các lĩnh vực Môi trường, Thủy văn, Hải văn, Sinh thái, Địa chất, Biến đổi khí hậu, v.v. Các chuyên gia thủy văn- hải dương học sử dụng thành thạo và chuyên nghiệp các mô hình vận chuyển bùn cát ven biển như: MIKE 3, MIKE 21, SBEACH, Delft3D, LITPACK, v.v.
CÁC NHIỆM VỤ LẬP HỒ SƠ XIN CẤP “GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM” ĐÃ THỰC HIỆN BỞI VIECA XEM THÊM TẠI ĐÂY