ĐƠN VỊ NÀO XIN CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 43, Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, các trường hợp sau không phải đăng ký, không phải xin phép:

  • Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
  • Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;

THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Theo quy định tại Khoản 1a, Điều 21, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm.

THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 28, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép như sau:

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
  • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này

NỘI DUNG GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

Theo phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định nội dung của đề án khai thác, sử dụng nước mặt gồm:

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC.

  • Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội
  • Mạng lưới sông suối
  • Đặc điểm khí tượng, thủy văn
  • Chế độ dòng chảy
  • Chất lượng nguồn nước
  • Hệ sinh thái thủy sinh
  • Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong khu vực

CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH NHU CẦU NƯỚC

CHƯƠNG III: PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIIÊU CỰC

KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

NĂNG LỰC CỦA VIECA

VIECA với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã tạo được một niềm tin vững chắc cho khách hàng gần xa trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ môi trường và đặc biệt là tư vấn xin giấy phép khai thác nước mặt. Sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của khách hàng đối với VIECA tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi đồng hành cùng các bạn.

Bên cạnh đó VIECA có thể chủ động trong việc lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường cho dự án nhờ có đầy đủ trang thiết bị và giấy chứng nhận “Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số 127/2014-NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ”

CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI VIECA XEM THÊM TẠI ĐÂY