ĐƠN VỊ NÀO CẦN XIN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Theo quy định tại Điều 37, Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước:

  • Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Theo Khoản 1d, Điều 21, Nghị định 201/2013/NĐ-CP, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Theo Khoản 1, Điều 28, Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
  • Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
  • Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên với các hoạt động khác
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1, Điều 28, Nghị định 201/2013/NĐ-CP.

NỘI DUNG CỦA GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

Theo phụ lục Thông tư 27/2014/TT-BTNMT quy định nội dung của đề án xả nước vào nguồn thải gồm:

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI

  • Hoạt động phát sinh nước thải
  • Hệ thống thu gom nước thải
  • Hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa
  • Hệ thống xử lý nước thải
  • Hệ thống dẫn, xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN

  • Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải
  • Chất lượng nguồn nước tiếp nhận
  • Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải
  • Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải

CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA NGUỒN NƯỚC

CHƯƠNG IV: KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

NĂNG LỰC CỦA VIECA

VIECA chủ động trong việc lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường cho dự án nhờ có đầy đủ trang thiết bị, hệ thống phòng thí nghiệm và giấy chứng nhận “Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường” theo quy định tại Nghị định 127/2014-NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ”

KINH NGHIỆM XIN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC CỦA VIECA XEM THÊM TẠI ĐÂY