Thông báo

Thông báo về việc thời hạn hết hiệu lực của Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT và việc dừng không tiếp nhận hồ sơ Tham vấn ý kiến đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản sau ngày 01/4/2018

Nội dung thông báo:

Căn cứ Điều 22, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường:

Đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào vận hành chính thức nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì trong thời hạn tối đa là ba mươi sau (36) tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (Kể từ ngày 01/4/2015) phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau đây:

–           Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất twong đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Nghị định này gửi tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

–           Lập đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này gửi tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 để đăng ký;

Theo Điều 3 và Điều 10 của Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản như sau:

–      Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT;

–      Đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

Theo quy định trên, sau ngày 01/4/2018 sẽ hết thời bạn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định. Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Công ty CP Tư Vấn và Thẩm Định Môi Trường Vinacontrol thông báo:

  1. Chủ đầu tư các dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn phường chưa có thủ tục pháp lý môi trường (thuộc đối tượng nêu trên), khẩn trương lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật trước ngày 01/4/2018.
  2. Kể từ ngày 01/4/2018, Công ty CP Tư Vấn và Thẩm Định Môi Trường Vinacontrol ngừng tư vấn hồ sơ Tham vấn ý kiến đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền.
  3. Kể từ ngày 01/4/2018, Công ty CP Tư Vấn và Thẩm Định Môi Trường Vinacontrol ngừng tư vấn hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền xác nhận.

Công ty CP Tư Vấn và Thẩm Định Môi Trường Vinacontrol thông báo tới quý khách hàng!

,

Phí thẩm định đánh giá tác động môi trường cao nhất 96 triệu đồng

– Theo quy định tại Thông tư 56/2018/TT-BTC ngày 25/06/2018 do Bộ Tài chính ban hành về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định.

Biểu mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:Thông tư nêu rõ, người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

Số tt Tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Mức phí đối với các Nhóm dự án (triệu đồng)
1 2 3 4 5 6
1 Đến 10 8,0 8,6 8,8 9,2 9,6 6,0
2 Trên 10 đến 20 12,5 13,0 13,5 14,0 15,0 9,0
3 Trên 20 đến 50 21,0 22,0 22,5 23,0 24,0 15,0
4 Trên 50 đến 100 37,5 38,0 39,0 41,0 43,0 27,0
5 Trên 100 đến 200 41,5 42,0 43,0 45,0 47,0 30,0
6 Trên 200 đến 500 54,0 55,0 56,0 59,0 62,0 39,0
7 Trên 500 đến 1.000 61,0 62,0 63,5 66,0 69,0 44,0
8 Trên 1.000 đến 1.500 65,0 67,0 68,5 72,0 75,0 48,0
9 Trên 1.500 đến 2.000 67,0 68,0 70,0 73,5 76,5 49,0
10 Trên 2.000 đến 3.000 70,0 71,0 73,0 76,0 79,0 51,0
11 Trên 3.000 đến 5.000 72,5 74,0 76,0 79,0 82,0 53,0
12 Trên 5.000 đến 7.000 77,0 78,0 80,0 84,0 87,0 56,0
13 Trên 7.000 84,0 86,0 88,0 92,0 96,0 61,0

Mức thu phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu tương ứng trong Biểu nêu trên.

Nhóm dự án được quy định như sau: Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng; Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông); Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; Nhóm 4. Dự án giao thông; Nhóm 5. Dự án công nghiệp; Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).

Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.

Thông tư 56 có hiệu lực thi hành từ 10/8/2018.

Cần đánh giá kỹ việc ‘nhận chìm 1 triệu m3 vật chất’ xuống biển Hòn Cau

TTO – Ngày 2-6, UBND Bình Thuận cho biết đã có văn bản phúc đáp Bộ Tài nguyên và môi trường (TN-MT) về phương án nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 xuống vùng biển Hòn Cau, huyện Tuy Phong.

Cần đánh giá kỹ việc nhận chìm 1 triệu m3 vật chất xuống biển Hòn Cau - Ảnh 1.

Vị trí khu vực đề xuất “nhận chìm” – Đồ họa: V.CƯỜNG

Trước đó, thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân ký công văn 2161 gửi UBND Bình Thuận, Bộ NN&PTNT, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau để lấy ý kiến về phương án nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất xuống biển của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Nhận chìm trên diện tích 300ha

Theo đó, Bộ TN-MT đang xem xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vừa hiệu chỉnh của Công ty cổ phần năng lượng Vĩnh Tân 3 về dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3. Trong nội dung ĐTM trên, để đảm bảo tàu có trọng tải 100.000 DWT vào cảng, chủ đầu tư sẽ tiến hành nạo vét khu trước bến cảng với diện tích khoảng 5,4ha trong giai đoạn xây dựng, vận hành và sẽ phát sinh gần 1 triệu m3 vật chất.

Để xử lý khối lượng vật chất phát sinh trên, chủ đầu tư dự kiến thực hiện hoạt động nhận chìm xuống biển trên diện tích 300ha. Khu vực nhận chìm có độ sâu 42-48m, cách ranh giới khu bảo tồn Hòn Cau 6km, vùng đệm bãi cạn Breda 6km và vùng đệm đảo Hòn Cau 9km về hướng tây.

Cũng theo ĐTM vừa trình bộ, chủ đầu tư cho biết đã dự báo, đánh giá tác động môi trường do hoạt động nhận chìm gây ra và đề xuất phương án, công nghệ nhận chìm, giải pháp bảo vệ môi trường để đảm bảo không ảnh hưởng đến khu bảo tồn Hòn Cau, bãi cạn Breda cũng như khu vực lấy nước nuôi tôm lân cận dự án.

Theo chủ đầu tư, vị trí nhận chìm trên đã được UBND Bình Thuận chấp thuận ngày 19-3-2014 về phương án và vị trí đổ vật liệu nạo vét ngoài khơi của cảng nhiệt điện Vĩnh Tân 3. Vì vậy, để làm căn cứ phê duyệt ĐTM trên, bộ đề nghị UBND Bình Thuận, Bộ NN&PTNT, Ban quản lý khu bảo tồn Hòn Cau cho ý kiến về vị trí nhận chìm. Trong trường hợp không chấp nhận, bộ cho rằng phải nêu rõ lý do và đề nghị vị trí thay thế.

Ưu tiên san lấp mặt bằng

Phúc đáp lại, UBND Bình Thuận nêu rõ quan điểm là luôn ưu tiên chọn phương án dùng vật chất nạo vét trên để san lấp mặt bằng. Tỉnh cho rằng quan điểm này đã nêu tại công văn số 925 ngày 19-3-2014: “Phải được thực hiện lồng ghép vừa kết hợp san lấp mặt bằng với các phương án khác (theo quy định và chủ trương chung của tỉnh)…”. Theo UBND Bình Thuận, tại vị trí đề xuất nhận chìm nêu trong ĐTM trên có khu bảo tồn biển Hòn Cau. Do đó nếu thực hiện việc nhận chìm vật chất nạo vét, địa phương đề nghị phải cân nhắc, đánh giá một cách kỹ lưỡng.

Trường hợp cần thiết, địa phương cho rằng phải thuê chuyên gia, đơn vị tư vấn thẩm định, đánh giá tác động một cách tổng thể của việc nhận chìm (nếu có) đối với khu vực nói chung và khu bảo tồn biển Hòn Cau nói riêng để làm cơ sở quyết định phương án giải quyết cho phù hợp với thực tế và đảm bảo môi trường.

Nguồn ĐỨC TRONG
Báo Tuổi Trẻ

Hiểm họa nhập rác

Bất chấp ngành tái chế rác thải mang lại lợi nhuận hơn 60 tỷ USD mỗi năm và giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu người, tháng 7 năm ngoái Chính phủ Trung Quốc vẫn mạnh tay triển khai lệnh cấm nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài với các lô hàng rác thải nhựa và giấy.
​Ðộng thái này được Trung Quốc đưa ra khi mức độ ô nhiễm môi trường từ “trung tâm tái chế rác thải của thế giới” ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhưng ở một góc nhìn khác, Mỹ và một số nước phát triển dường như không hài lòng với quyết định trên của Trung Quốc. Và, Mỹ là nước đầu tiên lên tiếng phản đối lệnh ngừng nhập rác từ Trung Quốc. Hiệp hội công nghiệp tái chế phế liệu của Hoa Kỳ nhìn nhận việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu 24 loại rác sẽ gây tổn thất nghiêm trọng với ngành công nghiệp vốn đã tạo ra hơn 150 nghìn việc làm cho xứ sở cờ hoa. Ðó là chưa kể, phế liệu từ nước này xuất sang Trung Quốc đang tăng lên từng ngày. Năm 2016, Mỹ xuất khẩu lượng phế liệu sang Trung Quốc trị giá 5,6 tỉ USD và năm 2017 con số này tăng lên 5,8 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp chuyên buôn bán “đồng nát” ở khu vực Ðông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã có những bước chuyển nắm bắt cơ hội này khi bắt tay xây dựng nhà máy tái chế, đồng thời thu gom các nguyên vật liệu tái chế từ các nước đang dồn ứ sang Trung Quốc… để sản xuất.  Trong khi đó, một phần các nhà sản xuất Trung Quốc đã chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia có giá nhân công rẻ hơn, và dĩ nhiên các doanh nghiệp tái chế cũng nối gót theo sang Ðông Nam Á.
Tuy nhiên, cơ hội chưa thấy nhưng những hệ quả thì đã nhãn tiền. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, kể từ sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, rác phế liệu đổ dồn vào Việt Nam bằng nhiều cung đường khác nhau. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy đến hết tháng 6/2018, số phế liệu nhập khẩu diện chính ngạch, tiểu ngạch và cả nhập lậu vào Việt Nam gia tăng chóng mặt. Ðã có hơn 2,28 triệu tấn sắt thép phế liệu, với kim ngạch hơn 816 triệu USD nhập vào Việt Nam tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, các rác phế liệu khác như điện tử, nhựa và giấy cũng đang ùn ứ ở cảng khiến cơ quan quản lý đau đầu.
Thực tế bấy lâu nay, rác thải các loại nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới đã và đang len lỏi khắp đường làng, góc phố Việt Nam. Giấy vụn, đồ nhựa, sắt thép phế liệu đổ về các làng nghề tái chế, các loại rác điện tử – điện lạnh thì được “hóa kiếp” để bán cho người dùng…
Cái lợi trước mắt, song hậu họa về ô nhiễm môi trường, về sức khỏe biết bao đời mới trả hết? Ðã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh và hiệu quả để chặn đứng làn sóng “đồng nát” toàn cầu đang lăm le tràn vào nước ta.
NGỌC LÂM
tienphong.vn